Giải Nghĩa Phi Hành Đoàn Là Gì? Nhiệm Vụ Của Từng Thành Viên?

Máy bay là một phương tiện giao thông được thiết kế để vận chuyển người, hàng hóa giữa các điểm có khoảng cách khá xa nhau. Được biết đến với khả năng vượt qua được các địa hình đa dạng và thời gian di chuyển nhanh chóng, máy bay đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và thúc đẩy giao thương, du lịch và kinh tế giữa các thành phố, quốc gia với nhau. Để vận hành máy bay một cách an toàn, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp giữa các thành viên phi hành đoàn với nhau. Vậy, một phi hành đoàn bao gồm những ai? Và nhiệm vụ của từng thành viên là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này với chúng tôi qua bài viết dưới đây!

Chúng tôi cung cấp dịch vụ taxi sân bay Nội Bài, hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu, chúng tôi sẵn sáng hỗ trợ bạn ngay lập tức!

1. Phi hành đoàn là gì? Phi hành đoàn gồm những ai?

Máy bay hiện đang là phương tiện di chuyển nhanh và tiện lợi bậc nhất hiện nay. Để cho chuyến bay được diễn ra thành công và suôn sẻ, các chuyến bay cần có một phi hành đoàn đạt chuẩn.

Xem thêm: 

Nên Ngồi Chỗ Nào Trên Máy Bay? Giải Đáp Câu Hỏi Trên Bằng 7 Tiêu Chí

Đi Máy Bay Có Bị Say Không? Những Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Bị Say Máy Bay

1.1. Phi hành đoàn là gì?

Phi hành đoàn là gì?
Phi hành đoàn là gì?

Phi hành đoàn là thuật ngữ chung để chỉ những nhân viên có mặt trên cùng một chuyến bay. Họ giữ một vai trò quan trọng trong việc vận hành các hoạt động của máy bay, đảm bảo cho quá trình bay được diễn ra một cách an toàn và thuận lợi. Mỗi thành viên trong phi hành đoàn sẽ đảm nhận một vị trí cụ thể và có một trách nhiệm riêng biệt, họ phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của riêng hãng hàng không đó cùng với những quy định chung của Tổng cục quản lý hàng không.

1.2. Phi hành đoàn gồm những ai?

Phi hành đoàn gồm những ai?
Phi hành đoàn gồm những ai?

Thông thường, một phi hành đoàn cơ bản sẽ bao gồm 4 vị trí chính sau:

  • Cơ trưởng: Là người giữ vai trò lái máy bay và đứng đầu tổ bay. Trong suốt chuyến bay, cơ trưởng sẽ chịu trách nhiệm chính về khâu quản lý và điều hành, đảm bảo cho chuyến bay được diễn ra một cách an toàn, thuận lợi cho hành khách cũng như phi hành đoàn.
  • Cơ phó: Đóng vai trò là người lái phụ, ngồi phía bên phải buồng lái, ngay cạnh cơ trưởng. Có nhiệm vụ tương đương với cơ trưởng, bao gồm cả việc tiếp quản vị trí lái chính khi cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp cơ trưởng gặp sự cố, không thể tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.
  • Tiếp viên trưởng: Họ được coi là trưởng nhóm tiếp viên hàng không, đảm nhiệm việc quản lý, hỗ trợ và đảm bảo các thành viên trong nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
  • Tiếp viên hàng không: Là người chịu trách nhiệm phục vụ và đảm bảo an toàn cho các hành khách trên máy bay.

2. Nhiệm vụ của từng thành viên trong phi hành đoàn

2.1. Nhiệm vụ của cơ trưởng

Nhiệm vụ của cơ trưởng
Nhiệm vụ của cơ trưởng

Là người đứng đầu tổ bay, chịu trách nhiệm chính cho sự an toàn của tất cả mọi người có mặt trong chuyến bay, vậy nên cơ trưởng có vai trò quan trọng bậc nhất ở trong phi hành đoàn. Chính vì thế, trọng trách họ phải đảm đương là rất lớn:

  • Chỉ đạo nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội bay,
  • Trực tiếp lái máy bay, ra quyết định và hướng dẫn cơ phó và đội tiếp viên hàng không, đảm bảo quá trình làm việc của cả tổ được nhịp nhàng và ăn khớp với nhau.
  • Hiểu rõ các quy định, điều luật của hãng hàng không nói riêng và tổng cục hàng không nói chung. Từ đó, tuân thủ và dựa vào đó để đưa các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong buồng lái và khoang hành khách.
  • Đảm bảo cho tài sản của hành khách và các trang thiết bị của hãng hàng không không bị thất lạc sau chuyến bay.
  • Theo sát chuyến bay từ đầu cho tới khi hạ cánh, chỉ rời khỏi máy bay khi tât cả hành khách cũng như các thành viên khác trong phi hành đoàn đã xuống máy bay.

2.2. Nhiệm vụ của cơ phó

Nhiệm vụ của cơ phó
Nhiệm vụ của cơ phó

Họ là người hỗ trợ cho cơ trưởng trong suốt chuyến bay, họ có những nhiệm vụ chính sau đây:

  • Theo sát và nghe theo những hướng dẫn của cơ trưởng.
  • GIám sát các thông số kỹ thuật trên máy bay như: tốc độ, khả năng hạ cánh, điều chỉnh công suất và quản lý nhiên liệu.
  • Đề xuất các phương pháp giải quyết cho cơ trưởng khi máy bay xảy ra sự cố.
  • Biết rõ các thông tin như: tình hình thời tiết, số lượng hành khách, hành lý và kế hoạch của chuyến bay sắp tới để có sự chuẩn bị tốt nhất.

2.3. Nhiệm vụ của tiếp viên trưởng

Nhiệm vụ của tiếp viên trưởng
Nhiệm vụ của tiếp viên trưởng

Là trưởng nhóm tiếp viên hàng không, họ có nhiệm vụ gần như tương tự với cơ trưởng:

  • Hiểu rõ các đầu mục trong bảng kế hoạch của chuyến bay sắp tới.
  • Quản lý và kiểm tra các trang thiết bị, máy móc trên máy bay.
  • Tiến hành kiểm tra: hành lý, đồ ăn, thực phẩm và vệ sinh của các khoang trên máy bay.
  • Phụ trách thông báo các sự cố, vấn đề phát sinhh cho hành khách.
  • Hỗ trợ giải đáp, xử lý các tình huống khó khăn mà khách gặp phải.

2.4. Nhiệm vụ của tiếp viên hàng không

Nhiệm vụ của tiếp viên hàng không
Nhiệm vụ của tiếp viên hàng không

Đây là bộ phận quan trọng ở trong phi hành đoàn, tiếp viên hàng không gánh những trọng trách sau:

  • Kiểm tra vé, xác định chỗ ngồi cho hành khách. Phát hiện và xử lý những trường hợp vé giả hoặc nhầm chỗ ngồi.
  • Đảm bảo an nình trong cabin, kiểm soát việc tắt các thiết bị điện tử khi máy bay cất cánh cho tới lúc hạ cánh.
  • Hướng dẫn cho hàng khách cách sử dụng dây an toàn, các thiết bị cứu hộ, cách di chuyển trong trường hợp khẩn cấp và các quy tắc an toàn khác trong quy định về an toàn hàng không.
  • Cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng như: ăn uống, giải trí và giải đáp các thắc mắc của hành khách trên máy bay.
  • Xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc sự cố xảy ra trên máy bay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phi hành đoàn trên một chuyến bay, mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi vừa cung cấp có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như nhiệm vụ của mỗi một thành viên trong phi hành đoàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *